Bối cảnh và tình huống mặt trận Chiến_dịch_tấn_công_Rzhev-Vyazma_(1943)

Ngày 2 tháng 2 năm 1943, Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn xe tăng 4 (Đức) bị tiêu diệt và bắt là tù binh trong trận đánh cuối cùng của Chiến dịch Stalingrad. Ngày 30 tháng 1 năm 1943, Phương diện quân LeningradPhương diện quân Volkhov (Liên Xô) phối hợp tác chiến đập tan cái "cổ chai" Shlisselburg, phá vỡ vòng phong tỏa Leningrad. Trong tháng 1, tháng 2 năm 1942, các "bản sao của Stalingrad" đã diễn ra tại Ostrogozhsk-RossoshVoronezh-Kastornoye ở phía Nam; tại Velikiye Luki ở phía Bắc đã đặt quân Đức vào tình thế hầu như không còn lực lượng dự bị tại các chiến trường trọng yếu. Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) cũng bị thiệt hại đáng kể sau hơn một năm bám giữ chỗ lồi Rzhev - Vyazma.[4]

Quân đội Liên Xô tuy chưa xóa bỏ được bàn đạp Rzhev - Vyazma của quân Đức nhưng cũng lấn thêm được một số vị trí tại phía Tây và phía Bắc Rzhev và giữ được chỗ lồi Sukhinichi. Chiến tranh du kích phát triển mạnh trong các khu tam giác chiến lược Smolensk - Rzhev - Yartsevo và Smolensk - Vyazma - Spas-Demensk đã gây nhiều tổn thất về người và vật chất cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ngay tại hậu tuyến của nó. Quân đội Liên Xô vẫn duy trì tại mặt trận phía Tây Moskva hai phương diện quân mạnh với từ 10 đến 12 tập đoàn quân (tùy theo tình hình chiến sự). Thế chủ động chiến lược trên chiến trường đã chuyển sang tay quân đội Liên Xô.[5]

Tháng 3 năm 1943, Adolf Hitler lệnh cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức Quốc xã chuẩn bị kế hoạch tấn công trong mùa hè nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược. Kế hoạch Thành Trì được thai nghén. Tuy nhiên, để đảm bảo tấn công thắng lợi trên hướng Kursk, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã ở mặt trận phía Đông cần đến một khối lượng binh lực và phương tiện rất lớn, lên đến vài chục sư đoàn. Trong khi tại thời điểm đó, quân Đức vẫn chưa thể phục hồi sau thất bại Stalingrad. Số quân mới động viên từ những công dân Đức sinh trước năm 1926 còn quá mới mẻ. Cần có những người lính, những sĩ quan, những đơn vị đã dày dạn trận mạc. Giải pháp tối ưu đối với quân đội Đức Quốc xã là rút quân khỏi các mặt trận xa, những chỗ lồi để có thể dành ra một số lực lượng dự bị đủ mạnh.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Rzhev-Vyazma_(1943) http://rus-sky.com/history/library/w/ http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/grossman/01.html http://militera.lib.ru/h/isaev_av6/12.html http://militera.lib.ru/h/kirichenko_pi/05.html http://militera.lib.ru/h/zevelev_ai/02.html http://militera.lib.ru/memo/german/guderian/09.htm...